Sự đi qua của Sao Thủy
Sự đi qua của Sao Thủy

Sự đi qua của Sao Thủy

Hiện tượng Sao Thủy đi qua Mặt Trời hay Sao Thủy quá cảnh Mặt Trời xảy ra khi Sao Thủy đi qua phía trước Mặt Trời, lúc này Sao Thủy này nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cùng nằm trên một đường thẳng. Hành tinh này xuất hiện như một chấm tròn nhỏ tối màu di chuyển qua đĩa Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.Do mặt phẳng quỹ đạo của Sao Thủy nghiêng khoảng 7 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, nên quỹ đạo hai hành tinh này sẽ cắt nhau tại hai điểm. Mỗi khi hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời, Sao Thủy đều cắt ngang hai điểm giao nhau quỹ đạo này. Khi Sao Thủy đến điểm giao cắt quỹ đạo mà Mặt Trời, Sao Thủy và Trái Đất nằm thẳng thì sẽ xảy ra hiện tượng này.Sự đi qua của Sao Thủy khi quan sát từ Trái Đất thường gặp hơn sự đi qua của Sao Kim, vì quỹ đạo của Sao Kim có chu kỳ dài hơn nên mất nhiều thời gian hơn để Sao Kim đến được điểm giao cắt quỹ đạo so với quỹ đạo của Trái Đất. Sự đi qua của Sao Thủy thường xảy ra từ 13 đến 14 lần trong mỗi thế kỷ, và thế kỷ XXI sẽ có 14 lần xảy ra hiện tượng này. Trong khi sự đi qua của Sao Kim chỉ xảy ra 2 lần vào thế kỷ XXI là vào năm 20042012.Sự đi qua của Sao Thủy diễn ra vào tháng 5 và tháng 11.[1] Hai lần xảy ra trước là vào năm 1999, 2003, 20062016, lần tiếp theo là vào 11 tháng 11 năm 2019. Lần đi qua của Sao Thủy vào năm 2019 sẽ quan sát được ở Châu Phi, Đại Tây Dương, Trung Mỹ, Nam Mỹ và đông nam Thái Bình Dương, ở Việt Nam sẽ không quan sát được lần Sao Thủy quá cảnh này.Vào ngày 3 tháng 6 năm 2014, xe tự hành Curiosity trên Sao Hỏa của NASA đã quan sát được Sao Thủy đi qua Mặt Trời, đánh dấu lần đầu tiên hiện tượng hành tinh quá cảnh được quan sát từ một thiên thể khác bên ngoài Trái Đất.[2]Nhìn chung, hiện tượng Sao Thủy đi qua Mặt Trời xảy ra thường xuyên hơn hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời. Hiện tượng này góp phần tạo nên lý thuyết về hành tinh Vulcan nằm giữa Sao Thủy và Mặt Trời được đưa ra bởi nhà toán học Urbain Le Verrier vào thế kỷ XIX. Hiện tượng đi qua cũng tương tự như hiện tượng nhật thực do Mặt Trăng gây ra.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự đi qua của Sao Thủy http://fourmilab.ch/documents/canon_transits/ http://www.shadowandsubstance.com/ http://www.venus-transit.de/Mercury2016/index.html http://nicmosis.as.arizona.edu:8000/PUBLICATIONS/I... http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap030527.html http://eclipse.gsfc.nasa.gov/OH/transit99.html http://eclipse.gsfc.nasa.gov/transit/catalog/Mercu... http://sunearth.gsfc.nasa.gov/eclipse/transit/cata... http://www.jpl.nasa.gov/news/news.php?release=2014... http://www.icra.it/gerbertus/2016/Gerb-9-2016-Sigi...